Có bị điên mới làm việc 1 mình… hiệu quả. Ngay cả các thiên tài còn có người trợ giúp xung quanh, vì vậy thời đại của những cái đầu sáng tạo và khác biệt cùng cộng tác với nhau, học cách làm việc đội nhóm hiệu quả rất quan trọng để dẫn đến thành công. 

Vậy yếu tố gì để làm TEAMWORK tốt? 

Đầu tiên cần hiểu rất rõ ai cũng có cái “Tôi” riêng, cái tôi của sự khác biệt, sáng tạo, tự do… nên khi làm trong 1 đội nhóm cần biết hạ cái “tôi” xuống để hoà nhập nhưng giữ cái “chất riêng” của mình để không hoà tan. Giữ sự ngạo mạn cá nhân là chết, sao hợp tác với người khác được, dù bạn đứng vai trò là chủ hay nhân viên hay đối tác. 

Nếu bạn là chủ, là sếp, là leader, việc đầu tiên không phải là quản lý, điều hành ai đâu mà chính là QUẢN TRỊ ĐƯỢC CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN VỚI CHÍNH MÌNH trước. Khi mình không hiểu mình, không sống được với mình, làm việc được với chính mình, gặp khó khăn là lướt qua, có vấn đề xảy ra là đổ trách nhiệm cho người khác, cảm xúc thay đổi nhanh hơn bánh tráng thì sao đòi hỏi người khác phải hiểu mình, phải hợp tác cùng mình? 

Muốn làm teamwork giỏi, việc đầu tiên cần làm và cần học, không phải là học kỹ năng kết nối và làm việc đội nhóm, mà là học kỹ năng quản trị bản thân trước. Chấp nhận được sự tào lao của bản thân, hiểu được sự yếu kém và cảm xúc thất thường của mình, hiểu được bản ngã ngạo mạn, cố chấp, luôn là số 1 của bản thân, hiểu ngòi nổ dễ kích động của mình hay hiểu cách quản trị cảm xúc…

80% vấn đề của TEAMWORK đến từ CÁ NHÂN, mà ảnh hưởng nhiều nhất từ người đứng đầu, người đứng đầu mà “dở hơi” không quản trị nổi mình thì đòi hợp tác, lãnh đạo, quản trị được ai, đúng hay rất đúng? 

Team LadyinSaigon

Bạn hình dung xem nếu người sếp của bạn không quản trị được cảm xúc của mình, để nó trổ lung tung tuỳ hứng, hôm nay vui vẻ thì quyết định một kiểu, mai bức mình khó chịu lại quyết định khác, thay đổi chóng cả mặt thì bạn có mood để làm việc không? Bạn có đủ hiểu chuyện, chạy theo cảm xúc của họ rồi bao dung, lắng nghe họ ko? 

Teamwork để sau đi, trước hết là team tôi – team ta nè, tập trung vào giải quyết những vấn đề của chính mình đi đã. Chỉ khi nào team với chính mình xịn sò rồi thì mới đủ level làm việc với người khác. 

Teamwork cũng phải luyện từ từ theo thời gian, bắt đầu từ team nhỏ nhất, mình với tôi/ với ta, làm việc ăn ý trước đi rồi hãy thêm người ngoài vô, từ tôi biến thành chúng ta, tập thể. 

Khi thêm 1 người mới làm việc với mình là bạn đang thêm 1 cá tính, 1 cách nghĩ khác, 1 thế giới khác… khi nào thích nghi được chất riêng của họ thì mới bắt đầu +2, +3, +4…+n vào đội nhóm, công ty mình. Team 2 người mình còn không làm việc được, bạn nghĩ ôm 1 team 10 người hay hơn, bạn có làm việc được không? Chắc chắn là không vì như nói ở trên, ai chẳng có style riêng, góc nhìn riêng, kinh nghiệm và chuyên môn khác nhau nên trong 1 vấn đề, nếu bạn muốn ý kiến của mình là số 1, là duy nhất và bắt mọi người phải đồng thuận, nghe theo và ủng hộ, thì làm ơn… ra chợ mua chục con vịt về nuôi, nói gì con nào con nấy đều kêu cạp cạp cho sướng tai nghen. 

Tui đã chứng kiến những người mang danh là chủ nhưng lại bị choáng ngợp bởi team không đồng tình ý kiến của họ rồi bực bội, ấm ức, lo âu vì… chẳng ai hiểu mình, không ai nghĩ giống mình, không ai đồng thuận lựa chọn của mình… nhưng lại không bao giờ tự đặt câu hỏi “Tại sao” và hỏi chính mình trước khi đổ lỗi, đổ tội cho người khác. Thường thì các vấn đề đa phần chỉ rắc rối hơn và không được giải quyết triệt để. 

Bản chất của teamwork là cùng nhau giải quyết vấn đề với nhiều góc nhìn khác nhau, khi đó tập thể mới sáng tạo và bức phá. Bạn hình dung thử, nếu vấn đề xảy ra, ý kiến của sếp, mọi người đều okie thì có phải nhân viên chỉ là đám bù nhìn, ù lì, chỉ biết xu nịnh và chỉ đâu làm đó không? Còn nếu khác biệt đưa ra chính kiến và quan điểm của mình thì bị đánh giá là không nghe lời, không phù hợp và hay “cãi”, đôi khi còn dừng hợp tác cùng nhau thì bạn nghĩ sao? 

Tính đa dạng của teamwork là chúng ta sử dụng sức mạnh của kho dữ liệu khác biệt trong mỗi người, kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm để chắt lọc ra những thứ tinh tuý nhất tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp. Nếu tìm hiểu các thương hiệu lớn, bạn sẽ thấy đội ngũ của họ rất đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều bộ óc tiếp cận vấn đề khác nhau nên tập thể đó càng mạnh, càng sáng tạo, càng có khả năng cộng hưởng tạo ra những điều kỳ diệu. 

Tập thể không đa dạng, thiên lệch ý kiến chủ quản của một người chẳng làm nên trò trống gì đâu, nếu còn có văn hoá túm tụm lại để 8, để nói xấu người này người kia và chỉ chọn những người hợp “gu” nói dạ bảo vâng thì không cần lập TEAM nha…. 

Team không phải lập ra để biến tất cả con người trong đó thành giống-nhau, nghĩ-như-nhau, team là sự kết hợp của những cá nhân khác nhau trong những vai trò khác nhau để cùng nhau hướng đến một kết quả, một thành công, một đích đến. Team là dung nạp, không phải đồng hoá. 

Diệp thường nói với team của mình rằng, tất cả các bạn hãy làm chủ – làm chủ công việc của mình, đừng mình nghĩ các bạn đang đi làm thuê cho ai mà hãy đứng ở vị thế làm chủ công việc. Bạn cũng quan trọng ngang sếp của mình bởi sếp cũng chỉ là một vị trí giúp kết nối mọi người và quản lý công việc để chạy đúng tiến độ thôi, có sếp mà không có người thực thi thì các bánh xe có quay được không? Vì vậy vai trò của chúng ta đều quan trọng như nhau. 

Mà các bạn đi làm là đang bán thời gian, chất xám, công sức của mình để nhận về số tiền đã deal trước đó, đây được gọi là thuận mua vừa bán, vì vậy cứ hết ngày hết giờ số tiền đó bạn phải được nhận, dù cho công việc đó được ai đó đánh giá “chủ quan” về kết quả công việc chưa tốt mà không đưa ra được chính xác vấn đề, chỗ nào chưa tốt, hệ quy chiếu, đánh giá ra sao thì thực chất chỉ là nguỵ biện, thiếu thẳng thắn, chính trực thôi. 

Câu chuyện muốn thành công thì phải cộng tác ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu được mình và người để công tác cho đúng. Khẳng định luôn không ai làm một mình mà thành công dù dự án đó lớn hay nhỏ, không ai chỉ tìm kiếm những người biết nghe lời lại dẫn dắt doanh nghiệp đi lên và phát triển. Startup lại càng phải biết mình biết người để tìm kiếm những người khác biệt cùng kết hợp. 

Công cụ thấu hiểu bản thân Map for success đã có hơn 140.000 người trải nghiệm

Thôi, bài đã dài, tóm gọn lại vấn đề là Diệp rất vui và cảm thấy biết ơn, trân quý các bạn trong team LadyinSaigon – một team gắn bó, hỗ trợ, nâng đỡ nhau rất nhiều trong cả công việc lẫn cuộc sống. Chắc chắn, những trải nghiệm trong tương lai của các bạn sẽ còn rất dài và rất thú vị, hãy tận hưởng và hoan hỷ đón nhận. Và chắc chắn một điều, vẫn là team LadyinSaigon nha!!! 

P/S: Nếu bạn đang muốn tìm một công cụ để thấu hiểu bản thân thì Map for success – Bản đồ thành công sẽ cực kỳ hữu ích giúp bạn khám phá bản thân cũng như các cộng sự của mình để đặt để người đúng vị trí và tận dụng được sức mạnh của cá nhân đóng góp cho tập thể.

Liên hệ Diệp để được hỗ trợ tư vấn và mở bản đồ cá nhân, sau đó chúng ta sẽ có những buổi coaching chuyên sâu nhé.

Đối với các doanh nghiệp, công ty, Diệp và đội ngũ thuộc hệ thống Zeus team của Học viên Life coach quốc tế GEIN Academy còn tổ chức các buổi workshop đào tạo kỹ năng thông qua các công cụ Map for success, bánh xe cuộc đời, tháp nhu cầu Maslow, phân tích tính cách DISC…

Love,