Helu các bạn,

Hôm nay lại tiếp tục với chủ đề Thái độ của bạn cần có với đối tác trong kinh doanh nha. Là một người đã và đang chọn việc kinh doanh là con đường phát triển lâu dài trong sự nghiệp của bản thân, Diệp hiểu rõ những khó khăn, thử thách của con đường này đem lại và sức mạnh của sự hợp tác như thế nào giữa cá nhân, khách hàng, đối tác…

Hôm vừa rồi nói chuyện với một chị bạn, một người theo Diệp rất thành công trong kinh doanh, hai chị em chia sẻ nhiều góc nhín trong việc hợp tác, Diệp đồng tính nhiều quan điểm và muốn chia sẻ với mọi người.

1. Uy tín

Trong kinh doanh, nếu không giữ được uy tín của bản thân hay lời mình nói ra thì coi như mình đánh mất giá trị và niềm tin trong mắt đối tác mình đã xây dựng được, và cơ hội để tiếp tục cộng tác gần như bằng 0, chẳng ai lại muốn làm việc với một người không uy tín.

Diệp thấy điều này rất đúng khi đã xác định công tác cùng nhau. Ví dụ khi làm chương trình ưu đãi cho đối tác, Diệp cam kết deal này là tốt nhất thì trong thời gian chạy, Diệp sẽ off tất cả các deal sản phẩm có liên quan trên các channel khác để đảm bảo kết quả trả về chính xác và hiệu quả nhất.

2. Trung thực

Tính cách này nghe có vẻ đơn giản nhưng vẫn còn nhiều người lập lờ đánh lận con đen, đánh tráo kết quả hoặc thiếu minh bạch về kết quả.

Ví dụ khi đang chạy chương trình với đối tác, một số khách hàng vẫn qua fanpage của hãng inbox hỏi có phải đang chạy với chị A không? Sản phẩm bên đó có chính hãng không? Mua ở đây có được giá vậy không? bla bla… rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy của khách.

Diệp đều dặn các bạn nhân viên nếu khách có nhu cầu mua và muốn mua trực tiếp với brand, các bạn cũng tư vấn cho khách chương trình với đối tác là tốt nhất, sản phẩm chính hãng và hãy mua ở đó để được hưởng ưu đãi.

TUYỆT ĐỐI không vì chút lợi ích tủn mủn mà bán cho khách như vậy để đánh mất giá trị cũng như ảnh hưởng đến rất nhiều thứ. Giả dụ khách đó rất thích đối tác của mình, nhưng thấy mình cheating đối tác như vậy rồi đi méc với họ, thì bạn nghĩ kết quả sẽ thế nào?

3. Trách nhiệm

Không có kinh doanh nào mà không có rủi ro nhưng dám nhận trách nhiệm và xử lý vấn đề hoặc luôn hỗ trợ đối tác để họ yên tâm chạy. Diệp từng bị đối tác trách khi đưa ra thông tin thiếu chính xác khiến xảy ra ít trục trặc nhỏ, nhưng sau đó Diệp nhận lỗi và giải quyết nhanh chóng sau đó. Bởi mới thấy thái độ của bạn khi vấn đề xảy ra là nhận trách nhiệm hay đổ lỗi (tại, vì, thì, là, bị…)

4. Cầu thị và khiêm nhường 

Đây là 2 thái độ rất cần trong kinh doanh, đó là cầu mong người khác chỉ dạy cho mình vấn đề nào đó mà mình không biết, với thái độ cầu thị và khiêm nhường hơn với những gì mình cho là mình biết nhưng chưa chắc cái biết của mình là đúng.

Muốn kinh doanh tốt hơn thì luôn cần học hỏi những người kinh doanh khác mà bạn quý trọng thái độ và cách làm việc của họ, chắc chắn họ sẽ luôn sẵn sàng chia sẻ, cho đi giá trị và cùng hướng đến việc phát triển bền vững. Hi vọng nếu bạn cũng đã, đang và sẽ kinh doanh hãy tìm cho mình những từ khoá cần thiết để trở thành Reputation của bạn nha.

Love,